Hội nghị truyền hình là gì?
Từ những năm 80 truyền hình hội nghị đã giúp đỡ con người rất nhiều trong công cuộc trao đổi thông tin khi họ ở các vị trí khác nhau không có khái niệm về mặt địa lý. Khác với các công cụ trao đổi thông tin khác như điện thoại, data, truyền hình hội nghị cho phép bạn tiếp xúc với người, nói chuyện với người khác thông qua tiếng nói và hình ảnh bằng hình ảnh trực quan. Ngày nay khi ứng dụng công nghệ truyền hình hội nghị người ta thấy hiệu quả ứng dụng của nó càng ngày càng đem lại lợi ích hiệu quả kinh tế rõ rệt, ứng dụng truyền hình cho hội nghị, hội thảo,đào tạo,chẩn đoán chức năng bệnh, mổ nội soi từ xa nhất là trong ngành y tế, Ngành giáo dục nói riêng và các bộ ngành khác trong nền kinh tế nói chung là sự hợp tác, nghiên cứu và phát triển không ngừng nó đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn mà nó còn bảo đảm nhiều yếu tố lợi ích khác cho xã hội.
Thế hệ đầu tiên của truyền hình hội nghị được thực hiện qua mạng số đa lịch vụ ISDN dựa trên tiêu chuẩn H 230 của ITU, thế hệ 2 của truyền hình hội nghị ứng dụng cho các máy tính và CNTT, tuy nhiên vẫn phụ thuộc nhiều vào mạng ISDN và các thiết bị CODEC( mã hoá/giải mã, nén/giải nén) đắt tiền. Vào giữa những năm 90, thế hệ truyền hình hội nghị thứ ba ra đời trên cơ sở mạng cục bộ (LAN) phát triển rất nhanh và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong việc triển khai ứng dụng công nghệ truyền hình cho các nước đang phát triển chưa được triển khai phổ cập.
Ngay nay với công nghệ truyền hình có chất lượng cao đã như sử dụng chuẩn H 230 với tính ưu việt của công nghệ nó đã và đang thay thế dần các phương tiện thông tin khác nó được ứng dụng vào tất các các ngành kinh tế quốc dân từ quốc phòng, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học.v.v. và sau này nó là một công nghệ truyền thông không thể thiếu được trong ngành kinh tế quốc dân.
Lợi ích đem lại.
-
Giảm thiểu thời gian đi lại giữa các vùng địa lý khách nhau.
-
Giảm thiểu chi phí đi lại và sinh hoạt khi phải đi tới các khu vực khác nhau.
-
Lưu lại toàn bộ nội dung cuộc họp rõ ràng và chính xác.
-
Tận dụng được các cơ sở hạ tầng mạng khác nhau.
-
Thông tin thông suốt, cập nhật liên tục và toàn cầu.
-
Mang lại khả năng ứng biến tức thời và quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
-
Dễ dàng làm việc theo nhóm.
-
Dễ dàng triển khai hướng dẫn văn bản cho nhiều văn phòng trong một lần họp.
-
Nâng cao hiệu quả cho quá trình kiểm soát và thực thi văn bản.
-
Nâng cao hình ảnh của tổ chức.
Thành phần của giải pháp.
-
Thiết bị truyền hình ảnh: Camera tích hợp hoặc tách rời với bộ điều khiển đầu cuối.
-
Thiết bị hiển thị hình ảnh: Các loại màn hình, màn chiếu, máy chiếu hay bảng số.
-
Thiết bị âm thanh: Micro, loa được tích hợp hoặc tách rời.
-
Thiết bị máy chủ hội nghị MCU: Được tích hợp hoặc tách rời với thiết bị truyền hình ảnh.
Mô hình mô tả hệ thống.
Tính năng.
Thiết bị đầu cuố Terminal H.232: điểm kết cuối trên mạng, cho phép thông tin với gateway, MCU và các loại đầu cuối khác, thông tin liên lạc bao gồm các tín hiệu điều khiển, chỉ thị, âm thanh, hình ảnh hoặc dữ liệu giữa các đầu cuối với nhau. Bất kỳ đầu cuối nào cũng phải cung cấp thông tin thoại, còn thông tin về hình ảnh và dữ liệu thì tuỳ chọn. H.323 sẽ quy định chế độ hoạt động phù hợp cho từng đầu cuối. Và đây sẽ là tiêu chuẩn bao trùm các công nghệ sau này như điện thoại Internet, điện thoại hội nghị và truyền hình hội nghị. Các tính năng của đầu cuối H.323 như:
-
H.245: điều khiển sắp xếp sử dụng kênh truyền .
-
Q.931 : báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.
-
RAS: giao thức liên lạc với gatekeeper.
-
RTC/RTCP: sắp xếp các gói âm thanh và hình ảnh.
-
Ngoài ra, H.323 còn có các tính năng khác như mã hoá/ giải mã tín hiệu âm thanh và hình ảnh, giao thức cho các ứng dụng số liệu (T.120), hội nghị đa điểm...
Gateway: là điểm kết nối tuỳ chọn trong mạng H.323. Gateway thực hiện đấu nối cho các cuộc gọi qua các mạng khác nhau.
Gatekeeper: là phần tử tuỳ chọn trên mạng H.323, cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các đầu cuối. Có thể sử dụng một hay nhiều Gatekeeper trên mạng, tuy nhiên mỗi Gatekeeper chỉ quản lý đầu cuối, gateway, MCU và một số nhóm thiết bị LAN khác. Nhóm thiết bị mà Gatekeeper quản lý gọi là vùng H.323. Hệ thống này hỗ trợ các thiết bị đầu cuối truy nhập từ các hệ thống mạng khác nhau thông qua IP, ISDN, DDN, SDH và ATM, cho phép người sử dụng ở các vị trí khác nhau cùng tham dự một cuộc họp.
Đơn vị điều khiển đa điểm (MCU): MCU được thực hiện đấu nối hội nghị từ ba thiết bị đầu cuối trở nên. Với H.323, một MCU bao gồm bộ điều khiển đa điểm (MC) và bộ xử lý đa điểm (MP).
Bộ điều khiển đa điểm (MC): MC là bộ phận không thể thiếu trong MCU. Nó có thể điều khiển hội nghị điểm - điểm,sau đó phát triển thành hội nghị đa điềm. MC thiết lập các giao thức chung cho tất cả các đầu cuối muốn tham gia vào hội nghị và quyết định hội nghị theo kiểu Multicast hay Unicast .v.v. MC không trực tiếp xử lý các chuỗi âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu trong hội nghị đa điểm.
Bộ xử lý đa điểm (MP): MP là phần tử tuỳ chọn trong MCU. Nó thực hiện trộn, chuyển mạch các chuỗi tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc dữ liệu do MC điều khiển. Tuỳ thuộc vào loại hội nghị mà MP có thể xử lý một hay nhiều chuỗi tín hiệu này.
Ứng dụng trong công việc.
Hội nghị truyền hình là dịch vụ được triển khai và sử dụng dựa trên các công nghệ truyền thong tiên tiến như IP (Internet Potocol), AMT, POST, ISDN. Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh và truyền âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi giữa các thành viên trong hội nghị với nhau. Hội nghị truyền hình có thể áp dụng trong các lĩnh vực:
-
Hội nghị, giao ban, trao đổi công việc của các đơn vị có vị trí địa lý cách xa nhau.
-
Trao đổi thông tin của các nhóm làm việc chung.
-
Dạy học và trực tuyến từ xa theo mô hình học trên mạng (E-Learning).
-
Các công việc và lĩnh vực yêu cầu trao đổi thông tin, hình ảnh và âm thanh thời gian thực khác.
So sánh các dịch vụ đường truyền tại Việt Nam.
-
ISDN: Tốc độ ổn định, chi phí tính theo thời gian sử dụng, phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ít.
-
Mega VPN/Leased line: Tốc độ cao, chi phí trả theo tháng, phù hợp với doanh nghiệp sử dụng nhiều và có sẵn cơ sở hạ tầng mạng LAN nội bộ.
-
ADSL: Chi phí thấp, chất lượng không đảm bảo và không cam kết tốc độ.